Cán cân thương mại là gì? Vai trò và yếu tố ảnh hưởng … – ZaloPay

Cán cân thương mại là gì? Vai trò và yếu tố ảnh hưởng … – ZaloPay

Cán cân thương mại là gì

Cán cân thương mại (Balance of trade) là gì?

Cán cân thương mại trong tiếng anh là Balance of trade – BOT hay còn được gọi là xuất khẩu ròng hay thặng dư thương mại. Thuật ngữ này được dùng để chỉ sự chênh lệch của giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu của một nước trong một thời điểm xác định.

Cán cân thương mại là số liệu vô cùng quan trọng được dùng để đánh giá sức khỏe cũng như trình độ phát triển trong nước. Cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia.

Vai trò của Cán cân thương mại trong kinh tế

Vai trò của Cán cân thương mại trong kinh tế

Tác động tới tỷ giá hối đoái

Cán cân thương mại có thặng dư, đồng nghĩa với xuất khẩu lớn, ngoại tệ đổ về nước nhiều hơn, khi đó nhu cầu chuyển đổi tiền tệ trong nước tăng lên. Nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng lên làm giá trị đồng nội tệ tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.

Trong tình huống ngược lại, cán cân thương mại bị thâm hụt, số lượng hàng hóa xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu, quốc gia ở trong trạng thái nhập siêu. Khi đó, để mua hàng của các nước khác, các doanh nghiệp trong nước phải dùng ngoại tệ của nước đó, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng. Giá trị đồng ngoại tệ cũng từ đó mà tăng lên.

Các thay đổi này chính là căn cứ để Chính phủ đưa ra những chính sách để kiểm soát dòng tiền một cách nhanh chóng và hợp lý.

Tác động tới nền kinh tế vĩ mô

Cán cân thương mại cũng là yếu tố có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô. Cán cân thương mại dương cho thấy nền kinh tế đang phát triển, đất nước đang thu hút một nguồn vốn FDI lớn, vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế cũng được tăng lên.

READ  Tử vi hôm nay 24/6/2022 của 12 cung hoàng đạo - Báo Kinh tế đô thị

Đối với các nước có cán cân thương mại âm cho thấy trình độ sản xuất của nước đó có khả năng cạnh tranh kém hơn. Các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần tìm cách nâng cao chất lượng sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Công thức tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại được tính bằng công thức:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu

Trong đó:

  • Xuất khẩu > Nhập khẩu, Cán cân thương mại > 0 nghĩa là quốc gia có thặng dư thương mại.
  • Xuất khẩu < Nhập khẩu, Cán cân thương mại < 0 nghĩa là quốc gia có sự thâm hụt thương mại.
  • Xuất khẩu = Nhập khẩu nghĩa là không có sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, Cán cân thương mại = 0, cán cân thương mại ở vị trí cân bằng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng đối với một nước vì nó có ảnh hưởng tương đối đến giá cả hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa quốc tế. Một nước có tỷ giá đồng nội tệ cao thì giá của hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn và giá cả hàng hóa của họ khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế sẽ đắt hơn. Điều này khá bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho việc nhập khẩu, dẫn đến xuất khẩu ròng giảm.

Ngược lại, khi đồng nội tệ có giá trị thấp, lợi thế của việc xuất khẩu sẽ tăng lên và hoạt động nhập khẩu sẽ bị bất lợi, xuất khẩu ròng tăng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Ví dụ: Một sản phẩm của Việt Nam có giá 150.000 đồng và một sản phẩm tương đương có của Trung Quốc có giá 45 Nhân dân tệ. Tỷ giá hối đoái: 3.300 đồng = 1 Nhân dân tệ. Vậy sản phẩm của Trung Quốc có giá là 148.500 đồng, rẻ hơn sản phẩm của Việt Nam.

Trong trường hợp tiền Việt Nam mất giá, tỷ giá hối đoái tăng lên 3.500 đồng = 1 Nhân dân tệ. Lúc này, sản phẩm của Trung Quốc có giá 157.500 đồng, lợi thế cạnh tranh thấp hơn khi so với sản phẩm của Việt Nam.

READ  Marketing Tool Lấy Số Điện Thoại từ link trên Facebook Full Miễn

Nhập khẩu

Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng lên, thậm chí tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu còn nhanh hơn. Sự gia tăng nhập khẩu của một nước khi GDP của nước đó tăng lên còn phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu biên (MPZ) của họ. MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho hoạt động nhập khẩu. Ví dụ: MPZ = 0.2 nghĩa là, với 1 đồng GDP có thêm, người dân muốn chi 0.2 đồng cho việc nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng phụ thuộc vào giá cả tương đối của hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá cả của hàng hóa quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: Khi giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối với với giá xe đạp sản xuất tại Nhật Bản, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua xe đạp Nhật Bản nhiều hơn, từ đó việc nhập khẩu xe đạp sẽ tăng.

Xuất khẩu

Xuất khẩu

Việc xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những diễn biến tại các đất nước khác vì việc xuất khẩu của nước này là việc nhập khẩu của nước kia. Vì vậy, yếu tố này đa phần phụ thuộc vào sản lượng cũng như thu nhập của các nước đối tác. Do đó, trong các mô hình kinh tế, xuất khẩu thường được cho là yếu tố tự định.

5 nguyên nhân khiến cán cân thương mại bị mất cân bằng

Do mức độ lạm phát cao

Lạm phát là một yếu tố có tác động khá lớn đến cán cân thương mại của một nước. Khi tỷ giá đồng tiền của một nước tăng lên, giá cả nhập khẩu sẽ giảm xuống, ngược lại, giá xuất khẩu lại tăng lên khiến sức cạnh tranh giảm.

READ  Choáng với cặp đôi làm chuyện ấy ở cầu thang chung cư

Do giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một trong những điều khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại và làm giảm sức cạnh tranh của một nước. Chính vì thế, một số nước đã và đang thực hiện các chính sách giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và WTO.

Do giảm thuế nhập khẩu

Do cơ cấu hàng hóa xuất và nhập khẩu

Tại nhiều nước, cơ cấu hàng hóa được xem là một yếu tố thương mại tạo thương mại. Nói một cách đơn giản là tỉ lệ xuất khẩu tăng cũng sẽ đồng thời kéo tỉ lệ nhập khẩu tăng lên.

Do sự mất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư

Đầu tư tăng lên giúp chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cũng sẽ giảm và đầu tư trong nước tăng lên. Tuy nhiên, điều này lại làm cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc xuất khẩu bị hạn chế.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản có những sự tăng trưởng mạnh mẽ dễ khiến cho người dân có cảm giác dư dả hơn, từ đó sẽ giảm tiết kiệm và tăng mức tiêu dùng.

Do ngân sách xuất hiện tình trạng thâm hụt

Do ngân sách xuất hiện tình trạng thâm hụt

Thâm hụt ngân sách hay thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra ở Việt Nam là do chính Nhà nước và Chính phủ đang tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kinh tế bị suy thoái cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Nhà nước phải bỏ ra nhiều ngân sách hơn để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trên đây là một số thông tin về cán cân thương mại, cách tính cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia. Như vậy, ZaloPay đã giúp bạn hiểu rõ cán cân thương mại là gì cũng như có thể tính được cán cân thương mại một cách dễ dàng.