Phân loại các loại các loại mì có trên thị trường hiện nay – Vina Irato

Phân loại các loại các loại mì có trên thị trường hiện nay – Vina Irato

Mì là gì

Các loại mì hiện đang có ở Việt Nam có thể nói đó là cả một thế giới hấp dẫn. Người Việt Nam rất tự hào về truyền thống văn hóa ẩm thực lâu đời cũng như khẩu vị thuộc hàng “đa dạng” nhất trên thế giới. Những món ăn của người Việt nổi tiếng về sự đa dạng, phong phú, vừa thơm ngon vừa được trang trí cầu kì. Có thể nói ẩm thực Việt Nam chứa đựng trong nó quốc hồn quốc túy của đất nước Việt Nam.

Bên cạnh món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày là cơm, người Việt Nam còn rất thích ăn mì. Các loại mì hiện có mặt tại Việt Nam có cách chế biến vô cùng đa dạng và hương vị đặc trưng riêng từng loại. Một tô mì ngon mang trong mình cả sự say mê và tinh túy của ẩm thực Việt Nam. Các loại mì được người dân Việt Nam ưa thích cũng như phổ biến nhất gồm có mì tươi, mì vắt khô có trứng, mì ăn liền, mì rau củ.

Mì Tươi

Để làm cho không khí bữa ăn gia đình thêm mới mẻ và hấp dẫn, đã có không ít chị em nội trợ lựa chọn mì tươi để làm nên các món ăn thơm ngon khó cưỡng. Mì không là một nguyên liệu phổ biến có thể tìm kiếm ở các cửa hàng mà cách bảo quản cũng như cách nấu vô cùng đơn giản. Đặc biệt, mọi lứa tuổi của các thành viên trong gia đình đều phù hợp với các món ăn từ mì.

Mì tươi dễ dàng được nhận biết so với bún hoặc bánh phở bởi hình dáng sợi tròn và sắc vàng đặc trưng vô cùng bắt mắt. Khi ăn, các sợi mì dai dai vô cùng kích thích vị giác khi được chế biến kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Để có được những sợi mì vàng óng không quá khó, tuy nhiên sẽ đòi hỏi sự khéo léo của người thực hiện ở công đoạn nhồi bột. Bởi đó là một công đoạn quyết định sự thơm ngon của mì.

phan-loai-cac-loai-mi-co-tren-thi-truong-hien-nay

Nước lèo ăn chung với mì tươi có thể dùng bằng thịt kết hợp với xương. Trước đó, bạn cần sơ chế thịt và xương sạch sẽ, trần luộc sơ để loại bỏ bụi bẩn.Lấy nước và bắt đầu ninh để được nước dùng mì tươi thơm ngon. Bạn có thể ninh thịt và xương từ 1 – 2 giờ đồng hồ để nước dùng thơm ngon, đậm đà hương vị. Khi ninh, bạn chú ý vớt bọt để nước lèo trong hơn.

Khi nước dùng trong, bạn rửa sạch tôm khô và tiếp tục trút tôm vào trong nồi nước dùng. Tiếp tục cho thêm hành khô, hành tây nướng vào nồi nước dùng. Để lửa liu riu cho đến khi nồi nước sôi là bạn đã hoàn thành cách nấu nước lèo cho món mì tươi thơm ngon tròn vị.

Mì vắt khô có trứng

Mì vắt trứng khô hay được gọi là mì khô chất lượng cao, được sản xuất từ bột mì cao cấp nhập khẩu, nguyên chất 100% và nhiều trứng gà hơn các loại mì khô khác. Khi ăn bạn có thể dễ dàng ngửi thấy mùi trứng thơm dịu, hấp dẫn. Đây là loại mì vắt khô thượng hạng, không sử dụng chất phụ gia tạo màu, tạo mùi, chất tạo dai, không chiên nên không lo bị nóng, đảm bảo ATVSTP… Khi nấu mì, bạn chỉ cần trụng mì trong 2 phút. Mì sợi nhỏ, vị bùi bùi, dai mềm, thơm mùi trứng, ăn rất thơm ngon.

READ  VTV PLUS - xem truyền hình mọi lúc mọi nơi

Sơ chế mì trứng vắt khô bỏ mì vào nước nấu từ 2 phút sau đó vớt ra, dội qua nước lạnh. hoặc có thể ướp nhanh qua đá lạnh để mì dai giòn hơn. Sau đó, bạn có thể xào, nấu …tùy theo ý muốn nhé.

phan-loai-cac-loai-mi-co-tren-thi-truong-hien-nay

Gợi ý cho bạn nếu nước lèo để dùng với mì vắt khô có trứng: Trụng mì, Xương heo rửa sạch, nấu nước sôi bỏ vào luộc khoảng 4 phút, vớt ra rửa sạch lại. Cho nồi nước mới khoảng 6l lên để ninh xương heo, thêm chút muối. Khi nước sôi bùng thả xương vào đun khi lên bọt hớt bỏ đi, giảm lửa riu riu. Nướng râu mực cho thơm, rửa nhiều lần củ cải mặn và cải thảo muối cho sạch và bớt vị mặn. Cho vào túi vải để bỏ vào nước lèo, ninh trong 2h. Nêm gia vị cho vừa ăn. Thịt nạc ướp màu đỏ cam và 1 ít muối rồi luộc chín, vớt ra, để nguội thái miếng vừa ăn. Thịt heo để nguyên cục khi ăn tô nào thái tô đó.

Mì ăn liền

Mì ăn liền hay ramen ăn liền, còn gọi là mì tôm (thông dụng trong khẩu ngữ tiếng Việt miền Bắc), là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô, được đóng gói cùng gói bột súp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô,…Gia vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly). Khi ăn chỉ cần chế nước sôi vào hoặc có thể ăn sống. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên).

Nguyên liệu chính tạo nên vắt mì là bột lúa mì, dầu dùng để chiên mì là dầu cọ, phối trộn cùng là nước và một số thành phần phụ gia, gia vị khác. Màu vàng của vắt mì được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ hoặc chiết xuất trái dành dành, bên cạnh đó E102 cũng được dùng trong hàm lượng cho phép. Các thành phần phổ biến trong gói bột súp là muối, đường, bột ngọt, hạt nêm… Gói dầu gồm dầu tinh luyện được nấu chung với các gia vị như hành, tỏi, rau om… Mì chiên phổ biến ở Châu Á trong khi mì không chiên lại phổ biến ở các nước phương Tây.

Mì rau củ

Mới xuất hiện trong những năm gần đây tuy nhiên trong các loại mì được ưa chuộng và tốt cho sức khỏe không thể không nhắc đến mì rau củ là món mì rất nổi tiếng. Tại Việt Nam là thời tiết khá nóng và oi bức nên việc nhiều người chọn mì rau củ để thưởng thức nhằm bổ sung chất xơ, đồng thời có thể hạ nhiệt. Các loại mì rau củ nhiều màu sắc, ban đầu đã kích thích thị giác, vị giác của chúng ta (nhất là đối với trẻ nhỏ). Món mì giúp bổ sung protein, cung cấp năng lượng, chưa kể đến những tác dụng của rau củ quả đối với cơ thể nữa, thì đây chính là một lựa chọn tốt cho sức khoẻ phù hợp với tất cả mọi người.

phan-loai-cac-loai-mi-co-tren-thi-truong-hien-nay

Đặc biệt ở chỗ mì rau củ sẽ sử dụng biện pháp sấy đặc biệt khác với sấy truyền thống. Với phương pháp sấy khô truyền thống sẽ làm mất lượng dinh dưỡng, biến đổi màu sắc và hương vị sản phẩm so với ban đầu do trong môi trường nhiệt độ quá cao, thúc ép quá trình mất nước nhanh và gấp, làm biến đổi cấu trúc của sản phẩm, vì vậy để sản phẩm mì rau củ quả giữ được hương vị tự nhiên, nguyên bản, thanh mát giải pháp tối ưu nhà sản xuất đã lựa chọn là sử dụng máy sấy bơm nhiệt công nghiệp để khắc phục được những hạn chế của máy sấy truyền thống. Máy sấy bơm nhiệt công nghiệp với ưu điểm sấy ở nhiệt độ thấp, quá trình tách ẩm được diễn ra tuần hoàn, luồng nhiệt sấy liên tục và trong chu trình khép kín, nhờ đó sản phẩm cần sấy vẫn đảm bảo được màu sắc và hương vị, đặc biệt là hàm lượng chất dinh dưỡng không bị mất đi, đảm bảo giữ lại nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng trong từng sợi mì.

READ  Mua Bán Gà Tre Cảnh, Gà Tre Kiểng Mini Đẹp Giống Tốt Giá Rẻ

Quy Trình làm các loại mì phổ biến được thực hiện như thế nào

Với các cơ sở sản xuất và kinh doanh mì có quy mô lớn nhỏ, công việc cán bột và cắt sợi mì yêu cầu người làm có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật cao để có được những sợi mì có độ dày như ý cũng như đều. Vậy quy trình là mì sẽ như thế nào?

Quy trình làm mì tươi

Trộn bột: Bạn phải cho bột, trứng gà và nước, trộn đều với nhau theo định lượng phù hợp để tạo thành khối bột đồng nhất, không quá khô cũng không quá nhão.

Thông thường, người ta thường trộn bột với tỉ lệ: 1 ký bột, 5 – 7 quả trứng gà, 1 ít muối và nước. Tuy nhiên, mỗi cơ sở sẽ trộn bột theo bí quyết riêng. Một số nơi, có thể sử dụng thêm nước tro tàu vào để bột mì mềm, dai, dễ nhào nặn, tạo hình, đồng thời giúp bột ngả sang màu vàng đẹp mắt.

Khi cho bột mì vào thau, rồi cho trứng, một ít muối và một lượng vừa đủ nước (hoặc nước tro tàu). Sau đó, bạn trộn bột từ trong ra ngoài cho đều. Lúc này, bột nhìn hơi nhão. Nếu bột khô thì bạn phải cho thêm trứng gà hoặc nước để bột mềm hơn, nếu không làm vậy bột mì sẽ làm càng lúc càng khô rất khó cán mịn.

Cán bột: Bột sẽ được cán liên hoàn nhiều lần. Cụ thể, bạn phải cài đặt máy để cán bột từ miếng dày thành mỏng. Bạn phải dùng tay để ấn cục bột dẹp xuống, rồi rắc bột khô phủ lên cục bột mì và máy cán. Khi bạn cán xong, bạn phải gấp đôi miếng bột rồi cán lại, phải làm như vậy 10, 20 lần để bột mịn, đều, đạt độ dẻo và phải cán hết phần bột còn lại.

may-lam-mi-soi-cong-nghiep

Sau đó, bạn lại phải tiếp tục cài đặt máy cán để cán miếng bột mỏng như mình mong muốn (đạt được độ mỏng nhất). Sợi mì thành phẩm hoặc lá hoành thánh ngon hay không cũng phụ thuộc vào công đoạn cán bột này. Do đó, bạn phải thật kiên nhẫn và khéo léo để sản phẩm đạt độ mỏng phù hợp nhất. Liên tục làm vậy cho đến hết mấy miếng bột. Bạn đừng quên rắc phủ bột khô lên từng miếng để các miếng bột không dính lại với nhau.

Cắt sợi: để tạo thành phẩm đẹp hơn mà không tốn nhiều công sức như quy trình làm mì thủ công. Tuy nhiên, nhìn chung, những máy cán bột và cắt sợi mì có công suất không lớn. Tối đa, mỗi giờ chỉ có thể làm được 30 – 50 kí mì tươi. Thực tế, công suất này chỉ phù hợp với các cơ sở làm mì quy mô nhỏ, lẻ hoặc hộ gia đình. Cụ thể, công đoạn cắt sợi bằng máy như sau: Bạn cài đặt máy và lắp dao cắt vào máy. Sau đó, bạn để từng miếng bột mỏng vào máy cắt sợi.

READ  Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 7: - Báo Thái Nguyên điện tử

Những sợi mì thành phẩm sẽ tiếp tục được áo qua lớp bột khô để mì giữ được độ tươi và không bị khô cứng.

Quy trình làm mì vắt khô, và mì rau củ

Quy trình sẽ giống như cách làm mì tươi trộn bột, cán bột, cắt sợi. Đối với mì vắt khô sẽ có thêm các bước sau

Hấp mì sau khi đã cắt sợi mì sau đó được đem đi hấp ở 100oC trong 1-5 phút để hồ hóa tinh bột và cải thiện kết cấu của mì.

Sấy mì: phương pháp sấy, mì được giữ trong không khí nóng ở 70-90oC trong 30-40 phút để đạt được độ ẩm 8-12%. Quá trình chiên hay sấy đều giúp cải thiện sự hồ hóa tinh bột và kết cấu xốp của sợi mì. Chiên là phương pháp được ưa thích hơn so với sấy và có đến 80% sản phẩm mì trên thị trường là mì chiên. Nhược điểm của quá trình sấy là sự tiếp xúc không đều của không khí nóng lên bề mặt mì và điều này ảnh hưởng xấu đến kết cấu của mì thành phẩm.

may-lam-mi-van-than

Đóng gói: Mì vắt khô có có tính ổn định và có thời hạn sử dụng từ 4 – 6 tháng ở vùng nhiệt đới và 6-12 tháng ở bán cầu Bắc. Chúng có thể dùng được ngay sau khi đun sôi trong nước 1-2 phút hoặc ngâm trong nước nóng trong 3-4 phút.

Quy trình làm mì ăn liền

Quy trình sẽ giống với quy trình làm mì khô vắt các bước như: trộn bột, cán bột, cắt sợi, hấp và đóng gói, thêm một số bước như sau

Chiên mì: làm khô mì bằng cách chiên trong dầu (mì ăn liền chiên) hoặc sấy bằng không khí nóng (mì ăn liền không chiên). Chiên mì trong dầu ở 140-160oC trong 1-2 phút làm giảm độ ẩm của mì từ 30-50% ở công đoạn hấp xuống còn khoảng 2-5%. Dầu cọ thường được sử dụng phổ biến ở châu Á, riêng với khu vực Bắc Mỹ hỗn hợp dầu canola, dầu hạt bông và dầu cọ được sử dụng nhiều hơn.

Làm nguội mì: Mì khô sau đó được làm lạnh nhanh chóng, rồi đem đi kiểm tra độ ẩm, màu sắc, hình dạng và các đặc tính chất lượng khác. Cuối cùng, mì sẽ được đóng gói với các gói gia vị khác nhau.

day-chuyen-may-lam-mi-an-lien-mi-goi-chat-luong-cao-gia-tot

Khi mua máy làm mì sợi tươi của Irato bạn sẽ được chuyển giao hoàn toàn các công nghệ có liên quan đến máy như: cách vận hành máy, cách làm mì sợi bằng máy, công thức pha bột làm mì,…

Bên cạnh việc mua máy, Irato sẽ chuyển giao toàn bộ công nghệ, cách sử dụng, công thức pha bột cho người mua. Những sản phẩm tặng kèm cùng được giao đầy đủ tận nơi cho quý khách hàng.

Hãy liên hệ đến IRATO để được hỗ trợ vận hành máy trực tiếp và nhận tư vấn kĩ nhất về mọi dòng máy.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu máy làm mì bao nhiêu tiền có thể tới showroom của công ty

✅ Công Ty TNHH IRATO VIETNAM

? Website: https://vinairato.com

? Địa chỉ: 73B, Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú

☎️HOTLINE: 0936.686.030 (viber/zalo/sms/whatsapp)

?Fan page: fb.me/Iratocompany

———————————————-

Công ty TNHH IRATO VIETNAM

✅ Chuyên cung cấp dây chuyền, máy móc sản xuất

✅ Hỗ trợ tư vấn, lắp đặt nhà máy

✅ Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sau khi mua máy