Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng – Thư Ký Pháp Lý

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải sự vật, hiện tượng khác và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Giữa chất và lược có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể như sau:

– Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi và lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, quá trình diễn ra: lượng thay đổi dần dần, vượt quá giới hạn độ tại điểm nút làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời, quy định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ tại điểm nút và lại sinh ra chất mới… quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

READ  Tính cách mệnh Hỏa, hợp Mệnh gì? khắc Mệnh gì? Màu gì?

Ví dụ: Nước ở 0 độ C chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, nước ở 100 độ C chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi).

+ Độ là khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Dưới 0 độ C, từ 0 độ C đến 100 độC, trên 100 độ C.

+ Điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất, chất cũ mất đi và chất mới ra đời, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy.

Ví dụ: 0 độ C, 100 độ C.

+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Có 2 dạng bước nhảy: bước nhảy toàn bộ – cục bộ, bước nhảy tức thời – dần dần. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động.

Ví dụ: từ rắn sang lỏng, từ lỏng sang khí (hơi).

– Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới ra đời sẽ quy định một lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn đó, điểm nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật.

– Như vậy, quy luật lượng chất đã vạch ra cách thức của sự vận động phát triển, trong đó lượng biến đổi sẽ mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chất cũ, hình thành nên chất mới với lượng mới. Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất sẽ tạo nên một sự vận động liên tục của sự vật

READ  Top 20 Omega Và Alpha Có Thật Không Mới Nhất 2022 - Vietlike.vn

Ý nghĩa phương pháp luận:

– Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất, không được nôn nóng.

– Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan. Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ không dám thực hiện bước nhảy.

– Trong hoạt động thực tiễn, phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiển bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi.

– Phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết của sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.