Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần – KienThuc24h.Vn

Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần – KienThuc24h.Vn

Nguyên nhân gây ra sóng thần

Những đất nước như: Nhật Bản, Chile, Indonesia,…đã từng phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề của sóng thần. Cụ thể ngày 26/12/2004, một trận động đất lớn tại ngoài khơi đảo Sumatra – Indonesia mạnh 9.1 độ richter đã tạo ra cơn sóng thần cao đến 12 mét. Cơn sóng thần này đi qua các vùng bờ biển từ Indonesia, Malayxia, Thái Lan,…thậm chí sang tận châu Phi và là nguyên nhân gây tử vong cho gần 283.000 mạng người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Vậy sóng thần là gì? Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần diễn ra như thế nào?

Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần

Sóng thần là gì?

Sóng thần là một trong những hiện tượng thiên nhiên được đánh giá là rất nguy hiểm và không quốc gia nào muốn gặp phải. Sóng thần được hiểu là một loạt các đợt sóng liên tiếp như sóng biển thông thường. Tuy nhiên sóng thần mang theo một khối lượng nước đại dương khổng lồ với nguồn năng lượng lớn và di chuyển với tốc độ cực nhanh.

Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần

So với những cơn sóng biển, chiều dài cũng như chiều cao của sóng thần lớn hơn gấp nhiều lần. Nếu như những cơn sóng biển thông thường chỉ dài khoảng 150 mét và cao khoảng 50 – 100 cm thì sóng thần có thể dài tới hàng trăm km và cao 30 – 40 mét.

Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần diễn ra như thế nào?

Nguyên nhân hình thành sóng thần:

Nguyên nhân xảy ra sóng thần hầu hết là do hiện tượng động đất. Lý do tại sao lại như vậy? Cấu tạo của lớp vỏ trái đất được chia thành hai phần là thạch quyển và quyển mềm. Trong đó thạch quyển gồm những lớp đất đá cứng tạo nên các mảng kiến tạo riêng biệt, mỗi mảng này sẽ tạo thành lục địa hoặc đáy đại dương. Còn quyển mềm tuy cũng bao gồm các lớp vật chất cứng song nhiệt độ và áp suất rất cao đã khiến chúng trở thành dạng dẻo với độ nhớt nhẹ. Chính độ nhớt đó đã khiến cho các mảng kiến tạo bên trên luôn luôn chuyển động với vận tốc rất chậm (khoảng 50 – 100mm/năm).

READ  Bộ y tế tiếng anh là gì? - Luật Hoàng Phi

Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau sẽ làm cho một mảng bị đẩy lên còn mảng kia bị rớt xuống. Sức ép của vụ va chạm này sẽ gây ra hiện tượng đứt gãy và giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ dẫn đến động đất. Những vụ động đất này nếu xảy ra ở dưới đáy đại dương sẽ tác động vào nước làm cho nguồn nước dâng cao. Sau đó dưới tác động của trọng lực, nguồn nước này sẽ lập tức bị kéo xuống và tạo nên những cơn sóng thần.

Ngoài động đất, nguyên nhân xảy ra sóng thần còn có thể là do hiện tượng núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch, hay lở đất.

Nguyên nhân và sự hình thành của sóng thần

Sự hình thành của sóng thần:

Dưới tác động của hiện tượng núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch, núi lở, động đất một khối lượng nước khổng lồ ở đại dương sẽ bị đẩy lên cao. Ngay sau đó chúng sẽ rơi xuống do sự tác động của trọng lực. Lúc này, lượng nước khổng lồ sẽ tỏa gợn khắp nơi dưới đáy đại dương và hình thành một nguồn năng lượng khổng lồ. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ tạo thành những cơn sóng dưới đáy đại dương có chiều dài thấp nên người đi tàu thuyền rất khó nhận ra. Cơn sóng thần sẽ nhanh chóng di chuyển từ đại dương vào đất liền với vận tốc 700 – 800 km/h.

READ  Câu lăng xê là gì? kỹ thuật câu lăng xê lăng xê nổi và chìm

Khi đến gần đất liền, do những vùng nước trở nên nông hơn, nguồn năng lượng khổng lồ nhanh chóng bị đẩy lên cao và tạo thành cơn sóng thần. Lúc này, vận tốc của sóng thần chỉ còn khoảng 20 – 50 km/h, nhỏ hơn rất nhiều so với lúc ở trên đại dương song rõ ràng con người cũng không thể chạy được với tốc độ như vậy. Sóng thần sẽ gồm những đợt sóng liên tiếp nhau đồng thời cách càng gần đất liền thì chu kỳ sóng càng giảm. Vì vậy mà mỗi trận sóng thần thường sẽ bao gồm nhiều đợt sóng nhanh và mạnh ập vào liên tiếp.

Trên đây là nguyên nhân và sự hình thành sóng thần. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về hiện tượng sóng thần. Trong lịch sử thế giới đã từng có rất nhiều trận sóng thần xảy ra và để lại hậu quả vô cùng thương tâm. Chính vì vậy nên hiện nay, các quốc gia thường xuyên đối mặt với hiện tượng thiên nhiên này đã tích cực đưa ra những biện pháp để phòng tránh và đối phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể gặp phải.