Phương Thức Thanh Toán T/T Là Gì? Làm Sao Để Hạn Chế Rủi Ro

Phương Thức Thanh Toán T/T Là Gì? Làm Sao Để Hạn Chế Rủi Ro

T t payment là gì

Thanh toán T/T là một hình thức nằm trong các phương thức thanh toán quốc tế. Thanh toán theo hình thưc T/T có T/T trả trước và T/T trả sau. VinaTrain xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ thực tế về loại hình thanh toán này.

Khái niệm:

Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer) còn gọi tắt là hình thức thanh toán T/T được hiểu nhu sau: Nguời mua sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền cho người bán trước hoặc sau khi nhận hàng. Số tiền sẽ được chuyển từ ngân hàng bên mua qua ngân hàng bên bán, thông qua hình thức điện chuyển tiền (điện Swift/telex).

Phương thức thanh toán TT
Phương thức thanh toán TT

1, Quy trình chuyển tiền theo phương thức thanh toán T/T ( telegraphic transfer)

  • (1). Dựa vào thỏa thuận về số tiền cần chuyển theo hình thức TT người mua sẽ ra ngân hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền
  • (2). Số tiền được chuyển là số tiền tương ứng với giao dịch (TT) – đơn vị tiền tệ sẽ được 2 bên cùng thỏa thuận thường là USD $
  • (3). Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền, thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng bán ( theo số tài khoản người bán gửi)
  • (4). Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
  • (5). Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi

2, Đặc điểm của hình thức thanh toán chuyển tiền TT ( telegraphic transfer)

Thực tế, trong phương thức thanh toán tiền măt (TT) 2 bên mua bán có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức chuyển tiền như sau

+ TT trả trước (TTR): là nhà Nhập khẩu thanh tóan trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.

+ TT trả sau (TT after shipment): nhà Nhập khẩu theo thỏa thuận sẽ trả tiền cho người bán sau kh nhận hàng ở khoảng thời gian nhất định.

3, Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT

  • Ngân hàng chỉ đơn thuần là bên nhân tiền và chuyển tiền theo giao dịch của người xuất khẩu và người nhập khẩu
  • Ngân hàng không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • Không có trách nhiệm giám sát, đốc thúc và thẽo dõi quá trình thanh toán
  • Phí trong giao dịch này ngân hàng thu được sẽ là mức tối thiểu nếu so sánh với các phương thức còn lại.
  • Cơ bản thì quy trình chuyển tiền theo hình thức TT khá đơn giản, phí dich vụ thấp nhất trong 3 hình thức L/C , T/T và nhờ thu.
READ  6 Con Giáp Nên Cưới Năm 2020 - Xem Tuổi Kết Hôn - MyKat Studio
Standard-Bank-là-ngân-hàng-nằm-trong-Top-10-ngân-hàng-uy-tín-trên-thế-giớiStandard-Bank-là-ngân-hàng-nằm-trong-Top-10-ngân-hàng-uy-tín-trên-thế-giới
Standard-Bank là ngân hàng nằm trong Top 10 ngân hàng uy tín trên thế giới

4, Ưu Điểm Và Rủi Ro Khi Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán T/T

Ưu điểm khi sử dụng hình thức thanh toán T/T

4.1 Về chi phí, nghiệp vu

  • Nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng
  • Chi phí tiết kiệm vì chỉ mất phí chuyển tiền
  • Không bị ngân hàng cầm chứng từ
  • Bộ chứng từ khi thanh toán TT cũng không quá khắt khe cho bên xuất khẩu vì không phải xuất trình theo yêu cầu của ngân hàng nhập khẩu

4.2: Đối với bên bán

  • Nếu người bán sử dụng TT trả trước 100% coi như cầm chắc an toàn trong giao dich
  • Hạn chế được những chi phí phát sinh khi mở L/C (phí mở, tu sửa LC)
  • Nắm quyền chủ động trong giao dịch

4.3: Đối với bên mua

  • Nếu sử dụng được hình thức TT trả sau người mua sẽ không phải đọng vốn ký quỹ LC
  • Hạn chế được những rủi do từ phía xuất khẩu vì phát sinh lỗi giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng .

5. Rủi ro cần biết khi sử dụng hình thức thanh toán T/T

Tôi sẽ phân tích rủi do đối với hình thức TT trả trước và TT trả sau để bạn đọc thấy rõ hơn khi quyết định nên sử dụng hình thức nào:

5.1 Nếu sử dụng TT trả trước toàn bộ

  • Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao hàng chậm hoăc làm hàng kém chất lượng.
  • Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán bị ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0
  • TT trả trước người bán có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng.
READ  Nắm chắc kỹ năng nói là gì để thuyết phục được người khác

Quản trị rủi do: Không nên sử dụng TT 100% trước toàn bộ hợp đồng, nếu đơn hàng gấp hợp đồng giá trị nhỏ có thể áp dụng tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu rất kỹ về nhà cung cấp của mình.

  • Văn bản hợp đồng phải có các điều khoản chặt chẽ liên quan tới việc người bán giao hàng không đúng tiến độ, hoặc hàng thiếu, sai quy cách.
  • Chỉ nên áp dụng TT trả trước từng phần có nghĩa là trả trước 40% phần còn lại thanh toán bằng hình thức khác theo thỏa thuận.
Bài toán Chi phí, rủi ro phải được tính toán kỹ trong hình thức thanh toán TT
Bài toán Chi phí, rủi ro phải được tính toán kỹ trong hình thức thanh toán TT

Quản trị rủi ro với phương thức chuyển tiền trả sau:

Nếu áp dụng hình thức này thì người xuất khẩu cầm chắc phần thiệt, chẳng khác gì bán hàng cho nợ. Khổ lỗi là không cho nợ thì không bán được hàng, việc trả tiền lúc này phụ thuộc vào lòng tốt và uy tín của người mua hàng.

Những rủi ro thấy trước mắt khi sử dụng TT trả sau bạn cần biết:

  • Người nhập khẩu nhân hàng nhưng không trả tiền hoăc cố tình kéo dài thời gian thanh toán
  • Lấy ly do hàng kém chất lượng để ép giá nhà cung cấp
  • Bên nhập khẩu không nhận hàng, mất mất chi phí vận chuyển hàng về
  • Tình trạng hàng tồn, bán tháo hàng rất dễ gặp phải khi sử dụng TT trả sau

Như vậy, phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT có những ưu điểm và hạn chế nhất định, để quan trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tốt nhất không nên dùng 1 hình thức thanh toán mà các bên cần áp dụng phương thức thanh toán khác nhau để đảm bảo an toàn cho 2 bên mua bán.

Quản trị rủi ro: Một vài gợi ý về việc áp dụng hình thức thanh toán khác kết hợp với thanh toán TT bạn có thể tham khảo trong giao dịch:

  • Pa1: TT trước 40% , 60% TT trả sau 15 ngày từ khi nhận hàng, phát hành hối phiếu bởi ngân hàng uy tín từ bên nhập khẩu
  • Pa 2: TT trước 30%, 70% còn lại sử dụng hình thức thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang
  • Pa3: TT trước 30% L1, Lần 2: L/C: 30% trả ngay không hủy ngang, L3: TT trả sau 30 ngày từ khi nhận hàng.
READ  6 cách kiểm tra số dư tài khoản Đông Á Bank cực đơn giản

Để biết nên sử dụng hình thức thanh toán TT như thế nào doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố liên quan như:

  • Giá trị hợp đồng
  • Tính chất của giao dịch cần giao hàng gấp hay hàng không gấp
  • Tìm hiểu về mức độ tin tưởng của đối tác
  • Kiểm tra thật kỹ tính uy tín của ngân hàng phát hành thông báo từ phía nhà nhập khẩu.

6. Mức phí chuyển tiền các ngân hàng

1, Ngân Hàng Thương Mại Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

  • Phí chuyển tiền đi bằng điện SWIFT: 0,2%; Min: 5 USD; Max: 200 USD. Ngoài ra, cần trả thêm phí dịch vụ trả ngân hàng nước ngoài.từ 10 USD đến 40 USD một giao dịch tùy theo loại tiền bạn chuyển.
  • Phí chuyển nhận tiền đến bằng điện SWIFT (Không thu phí với chỉ thị phí OUR): 0,05%, tối thiểu: 2 USD, tối đa: 70 USD. Ngoài ra, nếu nhận tiền mặt tại Vietcombank, bạn sẽ cần thanh toán thêm phí. Nhận bằng USD nguồn từ ngân hàng khác chuyển về trong vòng 30 ngày là 0,15%, tối thiểu là 2 USD. Với ngoại tệ khác là 0,40%, tối thiểu là 3 USD.

2, Ngân Hàng Á Châu (ACB)

  • Phí chuyển tiền bằng điện SWIFT: 0,25%. Min:8 USD+ 8 USD và phí ngân hàng nước ngoài thu từ 25 USD đến 50 USD tuỳ loại ngoại tệ.
  • Phí nhận tiền chuyển đến là 0,05%, tối thiểu 2 USD/món, tối đa 200 USD/món. Nhận tiền mặt là 0,35%, tối thiểu 3USD.

3, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank)

  • Chuyển tiền đi: 0,2% + 15 USD, tối thiểu 5 USD, tối đa 300 USD. Ngoài ra cần thanh toán thêm phí do ngân hàng nước ngoài thu. Phí này từ 3 USD đến 25 USD tuỳ từng loại ngoại tệ và số tiền chuyển.
  • Phí chuyển tiền đến: 0.1%, tối thiểu 5 USD, tối đa 50 USD.

Một số ngân hàng khác:

  • Vietcombank 0,15%, Min 5USD, Max 500USD
  • VietinBank 0,15%, số tiền chuyển (Tối thiểu 5USD)
  • ABC Bank 0,25%, TT 8USD + Điện phí (mục đích khác)
  • Sacombank 0,25%, Min 5USD, Max 500USD (mục đích khác)