Đặc điểm của thơ ngũ ngôn là gì – HOC247

Thể thất ngôn bát cú là thơ Đường chuẩn luật, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Sau đây là một số điểm khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

a. Bố cục:

– Đề gồm:

+ Câu phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.

+ Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

– Thực gồm câu 3 và câu 4: giải thích, khai triển tựa đề.

– Luận gồm câu 5 và câu 5: bàn luận ý nghĩa của bài.

– Kết gồm câu 7 và câu 8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm và thái độ.

b. Luật lệ căn bản:

* Vần: Trong thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần, gọi là độc vận rơi vào năm chữ cuối của năm câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng lặp nhau, phải hiệp vần cho đúng nêu sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép. Vần có vần chân và vần lưng.

Ví dụ: Bước tới đèo Ngang, bóng xế ,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua đèo Ngang)

* Đối: Là phép đặt hai câu thơ đối nhau gồm có:

READ  Nước Sở Tại Là Gì Cụm Từ Nước Sở Tại Nghĩa Là Gì

– Đối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ…

– Đối ý: Ví dụ cảnh dưới núi đối với cảnh bên sông, cảnh động đối với cảnh tĩnh nhứ trong hai câu: Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. (Qua đèo Ngang)

Trong thể thơ này , hai câu thực phải đối nhau, hai câu luận phải đối nhau.

* Luật: Các tiếng 1, 3, 5 không ràng buộc phải theo luật bằng trắc. Tiếng thứ 2 và 6 phải là vần bằng, tiếng thứ 4 phải là vần trắc hay ngược lại.

Ví dụ: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,

T T B B T T B

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

T B B T T B B

* Niêm: Nghĩa là dán lại cho dính. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu , hay nói cách khác niêm là sự liên lạc về âm luật giữa hai câu thơ với nhau. Trong bài Đường luật, câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau. Hai chữ thứ hai phải cùng một thanh.

Ví dụ: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,

T

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

B

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

B

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

T

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

T

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

B

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

B

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

T

4. Các thể thơ khác.

READ  Flunarizine 5mg (Hộp 3 vỉ x 10 viên) - Pharmacity

a. Cổ phong (hay cổ thể):

Là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Về sau trở thành tên gọi chung cho tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn mà không theo luật, không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật.

Thơ Cổ phong có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có luật bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

b. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Thất ngôn tứ tuyệt thực chất là một bài thất ngôn bát cú đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần… vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6.

c. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Ngũ ngôn tứ tuyệt thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.