Quá khứ của “be” là gì? Chi tiết cách dùng động từ “be” ở 2 dạng

Quá khứ của “be” là gì? Chi tiết cách dùng động từ “be” ở 2 dạng

V2 của be

Động từ “be” là một trong những phần kiến thức đầu tiên bạn được tìm hiểu khi học tiếng Anh. Do khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò và có thể kết hợp cùng nhiều từ loại khác nhau, hình thái và cách sử dụng của “be” cũng rắc rối hơn so với hầu hết các động từ tiếng Anh khác. Trong đó, câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất về động từ “be” là quá khứ của “be” là gì? Nếu bạn cũng đang gặp phải băn khoăn tương tự, hãy cùng FLYER đi tìm câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Tổng quan về động từ “be”

Động từ “be” được coi là động từ linh hoạt nhất trong tiếng Anh. “Be” có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau (là, thì, ở…), đồng thời cũng đóng nhiều vai trò khác nhau, vừa là động từ chính, động từ nối và vừa là trợ động từ trong câu.

qua-khu-cua-be
Động từ “be” là gì?

Vị trí thường gặp của “be” là đứng ngay sau chủ ngữ và ngay trước:

  • Danh từ/cụm danh từ để trả lời cho câu hỏi “ai/cái gì… là gì?”
  • Tính từ để trả lời câu hỏi “ai/cái gì… như thế nào?”
  • Giới từ để trả lời câu hỏi “ai/cái gì… ở đâu, bao giờ?”
  • Động từ chính trong các thì tiếp diễn và trong câu bị động

Ví dụ:

  • I am a student.

Tôi là một học sinh.

  • I was sick last week.

Tuần trước, tôi đã bị ốm

  • I will be at home tomorrow.

Tôi sẽ ở nhà ngày mai.

  • We are playing volleyball.

Chúng tôi đang chơi bóng chuyền.

  • That house has been rented for five years.

Ngôi nhà đó đã được thuê trong 5 năm.

Ngoài ra, “be” cũng có thể đứng sau các trợ động từ khác như “can, could, would, should, may, must, might…”.

Ví dụ:

  • He must be an actor.

Anh ấy chắc hẳn là một diễn viên.

Tùy thuộc vào chủ ngữ và thì của động từ mà “be” sẽ được dùng dưới nhiều biến thể khác nhau. Dưới đây chi tiết những biến thể của “be” để bạn tiện tra cứu và tham khảo.

I He/she/it/danh từ số ít We/you/they/danh từ số nhiềuHiện tại đơnHiện tại tiếp diễn Hiện tại hoàn thành Hiện tại hoàn thành tiếp diễnQuá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn Quá khứ hoàn thànhQuá khứ hoàn thành tiếp diễn Tương lai đơn Tương tiếp diễn Tương lai hoàn thành Tương lai hoàn thành tiếp diễn Trợ động từ
Biến thể của “be” ở các thì trong tiếng Anh

2. Quá khứ của “be” là gì?

Dựa vào bảng biến thể của “be” ở trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra quá khứ của “be” là:

  • “Was/were” khi ở dạng quá khứ đơn
  • “Been” khi ở dạng quá khứ phân từ
qua-khu-cua-be
Các dạng quá khứ của “be”

2.1. Dạng quá khứ đơn của “be”

Dạng quá khứ đơn “was/were” của “be” được sử dụng trong các trường hợp bao gồm:

  • Trong thì quá khứ đơn
  • Trong thì quá khứ tiếp diễn
  • Trong câu điều kiện loại 2
  • Trong câu giả định cho hiện tại
  • Trong câu bị động của thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.

Trước khi đi vào từng trường hợp cụ thể, bạn cần nắm được chính xác khi nào dùng “was” và “were”.

READ  6 cách Giải Xui bằng Muối 100% hiệu nghiệm | Thầy Bùa Yêu Pá vi

Cách đơn giản nhất để phân biệt 2 trường hợp này là dựa vào chủ ngữ trực tiếp của động từ “be”. Theo đó:

  • “Was” được dùng khi chủ ngữ ở: ngôi thứ nhất (I), ngôi thứ ba số ít (he, she, it), danh từ số ít nói chung và tên riêng.
  • “Were” được dùng khi chủ ngữ ở: ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số nhiều (you, we, they), danh từ số nhiều nói chung.

Ví dụ:

  • I was born in a small village.

Tôi được sinh ra ở một ngôi làng nhỏ.

  • They were happy at the party last night.

Họ đã rất vui vẻ trong bữa tiệc tối qua.

Tuy nhiên, thi thoảng “were” cũng được dùng cho tất cả các ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều. Đó là khi “were” nằm trong mệnh đề “if” của câu điều kiện loại 2 hoặc trong các câu giả định cho hiện tại.

Hãy cùng chuyển sang phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn về dạng quá khứ đơn của “be” trong từng trường hợp bạn nhé!

2.1.1. Trong thì quá khứ đơn

Dạng quá khứ đơn “was/were” của “be” được sử dụng phổ biến nhất trong thì quá khứ đơn, diễn tả “chủ ngữ đã từng là gì”, “chủ ngữ đã từng như thế nào hoặc ở đâu”.

S + was/were (not) + noun/adj/prep…

Trong đó:

  • S: chủ ngữ
  • Noun: danh từ/cụm danh từ
  • Adj: tính từ
  • Prep: giới từ

Ví dụ:

  • He was a teacher when he lived in Paris.

Ông ấy từng là một giáo viên khi ông ấy sống ở Paris.

  • She was beautiful in her 20s.

Cô ấy rất xinh đẹp khi ở độ tuổi 20.

  • We were in Paris last week.

Tuần trước, chúng tôi ở nước ngoài.

2.1.2. Trong thì quá khứ tiếp diễn

Trong thì quá khứ tiếp diễn, “was/were” đóng vai trò là trợ động từ đứng trước động từ chính ở dạng “V-ing”, diễn tả “chủ ngữ đang làm gì tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ”.

S + was/were + V-ing +…

Trong đó:

  • V-ing là động từ dạng nguyên mẫu thêm “-ing”

Ví dụ:

  • I was preparing for the interview when you called yesterday morning.

Tôi đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn khi bạn gọi vào sáng hôm qua.

  • My students were doing a test at 2 pm yesterday.

Học sinh của tôi đã đang làm một bài kiểm tra lúc 2 giờ chiều hôm qua.

2.1.3. Trong câu điều kiện loại 2 và câu giả định cho hiện tại

Trong mệnh đề “If” của câu điều kiện loại 2 diễn tả một sự việc trái thực tế ở hiện tại, động từ luôn được chia ở thì quá khứ đơn và “be” cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên, động từ “be” trong câu điều kiện loại 2 sẽ được viết thành “were” cho tất cả các ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều.

READ  Emoji Nhật ❤ Bộ 1001 Icon Dễ Thương Nhật Bản Đẹp Nhất

If + S1 + were + …., S2 + would + V-inf…

Trong đó:

  • S1, S2: chủ ngữ 1, chủ ngữ 2
  • V-inf: động từ dạng nguyên thể

Ví dụ:

  • If I were you, I would send her an apology letter.

Nếu tôi là bạn, tôi đã gửi cho cô ấy một lá thư xin lỗi.

  • If Mary were there, I could talk to her.

Nếu Mary ở đó, tôi đã có thể nói chuyện với cô ấy.

Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết

2.1.4. Trong câu giả định cho hiện tại

Tương tự như câu điều kiện loại 2, với các câu giả định cho hiện tại khác, bao gồm câu mong ước với “wish” và “if only”, dạng quá khứ đơn “were” cũng được dùng cho tất cả các ngôi.

S1 + wish + S2 + were + …

If only + S + were + …

Ví dụ:

  • My mom wishes she were 20 now.

Mẹ tôi ước gì bây giờ bà ấy đang ở tuổi 20.

  • If only I were a beautiful girl.

Giá như tôi là một cô gái xinh đẹp.

Xem thêm: Câu giả định: Tưởng khó mà cực dễ với cẩm nang chi tiết này!

2.1.5. Trong câu bị động ở thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

“Was/were” đóng vai trò như một trợ động từ trong câu bị động ở thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn.

Công thức của câu bị động ở thì quá khứ đơn là:

S + was/were + V-ed/3 + (by O) …

Câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn:

S + was/were + being + V-ed/3 + (by O) …

Trong đó:

  • V-ed/3 là động từ chính ở dạng quá khứ phân từ
  • O là tân ngữ, “by O” có thể có hoặc không

Ví dụ:

  • My old laptop was sold to Mary.

Máy tính xách tay cũ của tôi đã được bán cho Mary.

  • This TV show was being watched by my son at 8 am.

Con trai tôi đã xem chương trình truyền hình này lúc 8 giờ sáng.

2.2. Dạng quá khứ phân từ của “be”

Quá khứ phân từ của “be” chỉ có duy nhất một dạng “been”, được sử dụng trong các trường hợp:

  • Trong các thì hoàn thành
  • Trong câu điều kiện loại 3 và câu giả định cho quá khứ
  • Trong câu bị động của các thì hoàn thành

2.2.1. Trong các thì hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn

Với các thì hoàn thành, “been” có thể đóng vai trò là động từ chính hoặc động từ nối, biểu đạt vị trí/ trạng thái/ tính chất/ đặc điểm của chủ ngữ được nhắc đến trong câu.

Thì hoàn thànhCông thứcVí dụS + have/has + been + …have beenS + had + been + …had beenS + will + have + been + …will have been
Quá khứ của “be” trong các thì hoàn thành

Với các thì hoàn thành tiếp diễn, “been” đóng vai trò là trợ động từ, luôn đứng sau “have” và đứng trước động từ chính ở dạng V-ed/3.

READ  Nam sinh năm 1958 mệnh gì, những điều tuyệt đối cần ghi nhớ
Thì hoàn thành tiếp diễn Công thứcVí dụS + have/has + been + V-ing … has been S + had + been + V-ing …had beenS + will + have + been + V-ing …will have been
Quá khứ của “be” trong các thì hoàn thành tiếp diễn

2.2.2. Trong câu điều kiện loại 3 và câu giả định cho quá khứ

“Been” có thể có mặt trong cả 2 vế của câu điều kiện loại 3 để nói về một sự việc không có thật ở quá khứ.

If + S1 + had + been…, S2 + would (not) + have + Ved/3

If + S2 + had + Ved/3…, S2 + would (not) + have + been…

Ví dụ:

  • If I had been there longer, I would have met Mary.

Nếu tôi ở đó lâu hơn, tôi đã có thể gặp Mary.

  • If Bob hadn’t smoked, he would have been healthier.

Nếu Bob không hút thuốc, anh ấy đã khỏe mạnh hơn.

Áp dụng tương tự, công thức của các câu giả định cho quá khứ với “wish” và “if only” sử dụng dạng quá khứ phân từ “been” được viết như sau:

S1 + wish + S2 + had + been…

If only + S + had been …

Ví dụ:

  • They wish they had been at that villa during their trip.

Họ ước họ đã ở biệt thự đó trong chuyến đi của họ.

  • If only I had been your student.

Giá như tôi đã là học sinh của bạn.

2.2.3. Trong câu bị động của các thì hoàn thành

“Been” cũng luôn có mặt như một trợ động từ trong câu bị động của các thì hoàn thành.

Từ công thức tổng quát của các thì hoàn thành, bạn có thể suy ra công thức của câu bị động như sau:

Thì của động từCông thứcVí dụS + have/has + been + V-ed/3beenS + had + been + V-ed/3been S + will + have + been + V-ed/3been
Quá khứ của “be” trong câu bị động ở thì hoàn thành

3. Bài tập quá khứ của “be”

4. Tổng kết

Thông qua bài viết này, FLYER đã giúp bạn tổng kết lại tất tần tật các kiến thức về quá khứ của “be”, cách phân biệt hai dạng quá khứ đơn “was/were” và cách dùng quá khứ của “be” cho từng thì của động từ tương ứng. Theo đó, những nội dung chính bạn cần nắm được sau khi đọc xong bài viết bao gồm:

  • Quá khứ của “be” là “was/were” ở dạng quá khứ đơn và “been” ở dạng quá khứ phân từ
  • “Was” dùng khi chủ ngữ là “I, he, she, it và danh từ số ít”
  • “Were” dùng khi chủ ngữ là “we, you, they và danh từ số nhiều”

Để có thể ghi nhớ và áp dụng được chính xác các dạng quá khứ của “be”, bạn đừng quên ghé qua Phòng luyện thi ảo FLYER mỗi ngày để ôn tập kiến thức và làm các bài tập thực hành đã được đội ngũ FLYER biên soạn nhé! Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Thạc sĩ giáo dục Mỹ – chị Hồng Đinh, nhận xét về phòng thi ảo FLYER

Xem thêm:

  • Thì hiện tại hoàn thành: Trọn bộ khái niệm, cách dùng [+ BÀI TẬP]
  • Thì quá khứ hoàn thành: Thành thạo 6 cách dùng [+ BÀI TẬP]
  • Thì tương lai hoàn thành: Dấu hiệu nhận biết, cấu trúc [+ BÀI TẬP]