Văn bằng chứng chỉ là gì? Ý nghĩa của văn bằng chứng chỉ

Văn bằng chứng chỉ là khái niệm quá quen thuộc trong hệ thống giáo dục, cũng là mục tiêu mà hẳn rất nhiều người trong chúng ta đều hướng tới. Tuy nhiên nhiều người lại không hiểu văn bằng chứng chỉ là gì và thực chất ý nghĩa của văn bằng chứng chỉ như thế nào? Nếu còn mập mờ khái niệm này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blog TopCV để hiểu hơn những vấn đề xoay quanh văn bằng chứng chỉ.

Văn bằng chứng chỉ là gì?

Văn bằng được hiểu là các loại giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị, bằng cấp sau khi người học hoàn thành đủ các điều kiện tốt nghiệp. Còn chứng chỉ là những văn bằng chính thức chứng nhận trình độ học vấn của người học sau khi hoàn thành một khóa đào tạo nào đó do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cung cấp.

Căn cứ vào pháp luật, Văn bằng, chứng chỉ cũng được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 75/2006/NĐ-CP, cụ thể:

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết cách hoàn thiện mục “Học vấn” trên CV của mình?

Ý nghĩa của văn bằng chứng chỉ là gì?

Rất nhiều các công việc hiện nay đều đòi hỏi phải có các văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Vì Văn bằng, chứng chỉ sẽ phản ánh được phần nào trình độ của người học viên. Bên cạnh đó vẫn có một số các doanh nghiệp khác lại không yêu cầu khắt khe về các loại bằng cấp, họ chỉ xem xét vào năng lực và kinh nghiệm thực tế của ứng viên đó.

READ  'Hot girl xứ Thanh' Quỳnh Anh đang ở đâu? - Tiền Phong

Thực tế cho thấy rằng, việc sở hữu cơ hội tốt và mức lương cao chưa hẳn phụ thuộc vào văn bằng, chứng chỉ của bạn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng đó là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào năng lực của ứng viên, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và cạnh tranh trong công việc.

Giá trị của văn bằng chứng chỉ hiện nay

Giá trị của văn bằng chứng chỉ được Quốc hội khóa XIV nêu rõ tại điều Luật về giáo dục năm 2019. Theo đó, giá trị pháp lý đối với văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi các hệ thống giáo dục quốc dân sẽ có giá trị pháp lý hoàn toàn như nhau.

Văn bằng được cấp cho người học sau khi họ hoàn thành các cấp học hoặc chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn về đầu ra của cơ sở giáo dục và đào tạo. Bao gồm: Bằng tốt nghiệp cấp THCS, Bằng tốt nghiệp cấp THPT, Bằng tốt nghiệp với hệ trung cấp, Bằng tốt nghiệp với hệ cao đẳng, Bằng thạc sĩ, Bằng cử nhân, Bằng tiến sĩ và những loại văn bằng với trình độ tương đương.

Chứng chỉ được cấp để xác nhận kết quả học tập của học viên sau khi họ hoàn thành các khóa đào tạo, các chứng chỉ tay nghề hoặc cấp chứng chỉ dự thi theo quy định.

Sự khác nhau giữa văn bằng và chứng chỉ

Văn bằng và chứng chỉ có nhiều điểm khác biệt, chúng ta cần nắm bắt để phân biệt giữa hai khái niệm này.

  • Thời gian: Văn bằng thường được cấp khi học viên hoàn thành một chương trình giáo dục nào đó, thông thường sẽ kéo dài từ 3-7 năm. Sau khi sở hữu văn bằng và muốn học thêm một khóa học để nâng cao kỹ năng chuyên sâu thì lúc này bạn sẽ nhận được các chứng chỉ, thời gian hoàn thành khóa học thường chỉ kéo dài vài tháng hoặc 1,2 năm. Do vậy, chứng chỉ thường mất ít thời gian để hoàn thành hơn so với việc đạt được các văn bằng.
  • Đơn vị cấp: Văn bằng được cấp cho những ai đã hoàn thiện các chương trình đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như bằng THPT, bằng Cao Đằng, bằng Đại học… Còn chứng chỉ lại được cấp bởi bất kỳ các cơ sở giáo dục nào mà bạn đã hoàn thành khóa học của đơn vị đó, bao gồm cả cơ sở giáo dục tư nhân.
  • Trình độ: Trình độ văn bằng chứng chỉ là gì? Với văn bằng, người học thường có trình độ và kiến thức mang tính nghiên cứu sâu, có sự am hiểu chuyên môn và có cái nhìn tổng quan về ngành học. Còn chứng chỉ thường tập trung vào các kỹ năng thực tế, chú trọng nhiều về việc thực hành.
  • Khả năng phát triển: Nếu bạn muốn học cao lên như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì buộc phải hoàn thành các văn bằng trước đó. Còn với chứng chỉ thì không yêu cầu việc bạn đã học văn hóa đến đâu, đạt được các bằng cấp nào. Nó thường sử dụng cho mục đích đi làm và rất khó khăn để bạn có thể học lên các bằng cấp cao hơn.
READ  Cơ quan chủ quản là gì? - Luật Hoàng Phi

Những ngành nghề cần văn bằng chứng chỉ

Thực tế không có quy định chung nào về việc yêu cầu phải có các văn bằng chứng chỉ với các ngành nghề. Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn của lĩnh vực đó. Đồng thời, việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngành nghề còn tùy thuộc vào từng vị trí, cấp bậc khác nhau.

Thông thường, những ngành đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn và tay nghề càng bắt buộc ứng viên phải có các văn bằng và chứng chỉ liên quan. Riêng đối với đội ngũ công chức, viên chức hiện nay đã được giảm bớt áp lực các văn bằng, chứng chỉ rườm rà và không cần thiết.

Vậy trình độ văn bằng chứng chỉ ghi như thế nào? Khi kê khai văn bằng chứng chỉ trong sơ yếu lý lịch, bạn phải khai đầy đủ và trung thực, tránh trường hợp nhà tuyển dụng tra cứu văn bằng chứng chỉ và phát hiện những gian dối thì bạn sẽ bị đuổi việc, thậm chí còn có thể bị xử lý theo pháp luật nếu gian dối trong thời gian dài. Ứng viên nên biết rằng, việc xác minh văn bằng chứng chỉ đối với nhà tuyển dụng là việc không quá khó khăn.

>>> Xem thêm: Chia sẻ cách viết hồ sơ xin việc đầy đủ nhất 2021 dành cho ứng viên

Như vậy, có thể thấy việc sở hữu các văn bằng và chứng chỉ sẽ mở ra nhiều cơ hội để ứng viên có thể lựa chọn và tìm kiếm những việc làm hấp dẫn. Ứng viên sở hữu bằng cấp là nền tảng để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ học vấn, chuyên môn của bạn. Còn các chứng chỉ sẽ bổ trợ, giúp bạn ghi điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.

READ  Các cặp đôi trong Harry Potter là ai? - Celebrity.fm

Nếu bạn đã có sẵn các văn bằng và chứng chỉ cần thiết, vậy còn chần chờ gì mà không ứng tuyển những việc làm phù hợp trên TopCV ngay hôm nay.

Nguồn ảnh: Sưu tầm