Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị? Sử dụng sao cho đúng?

Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị? Sử dụng sao cho đúng?

Vỉa hè là gì

Hình ảnh vả hè và lòng đường thì sẽ được bắt gặp ở tất cả các đó thị hay các địa pương có hệ thống đường giao thông. Một trong những hình ảnh thường được nhìn thấy ở trên vỉa hè đó chính là những gánh hàng rong hay các quán cóc hàng nước chè hoạt động trái với quy định của pháp luật. Vậy pháp luật giao thông nước ta đã quy định về vỉa hè và lòng đường đô thị có nội dung như thế nao? Sử dụng vỉa hè và lòng đường đô thị sao cho đúng? Hãy tìm hieur nội dung này trong bài viết dưới đây:

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành;

– Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

1. Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị?

Trong xây dựng, vỉa hè là sàn ngoài trời hoặc lớp phủ bề mặt bên ngoài. Vật liệu lát bao gồm nhựa đường, bê tông, các loại đá như đá hộc, đá cuội và đá tảng, đá nhân tạo, gạch, ngói và đôi khi là gỗ. Trong kiến ​​trúc cảnh quan, vỉa hè là một phần của bố cục và được sử dụng trên vỉa hè, mặt đường, hiên, sân, v.v.

Thuật ngữ vỉa hè bắt nguồn từ tiếng Latinh pavimentum, có nghĩa là sàn bị đập hoặc đổ xuống, thông qua vỉa hè kiểu Pháp cổ. Ý nghĩa của một tầng bị đập đã lỗi thời trước khi từ này được sử dụng trong tiếng Anh. Vỉa hè, ở dạng sỏi đập, có từ trước khi có sự xuất hiện của con người hiện đại về mặt giải phẫu học. Người La Mã thường sử dụng vỉa hè với những họa tiết như tranh ghép.

Trên cơ sở quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Mục II Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2009/TT-BXD như sau:

“- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.”

Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

2. Vỉa hè và lòng đường đô thị được dịch với tên tiếng Anh là gì?

Vỉa hè được dịch với ten tiếng Anh là: Pavement

READ  Sinh con năm 2017, bố mẹ thuộc những con giáp này sẽ được "đổi

Lòng đường đô thị được dịch với ten tiếng Anh là: Urban roadbed.

Xem thêm: Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?

3. Sử dụng vỉa hè và lòng đường đô thị sao cho đúng?

Trên cơ sở quy định tại Phần 3 Thông tư 04/2008/TT-BXD có quy định về trách nhiệm quản lý đường đô thị bao gồm các nội dung như sau:

“- Sở xây dựng các tỉnh và sở giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương: Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn:

+ Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị.

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.

+ Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.

+ Trực tiếp quản lý đường đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”.

– Ủy ban nhân dân các cấp

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định về trách nhiệm quản lý đường đô thị đó chính là việc ủy ban cần phải thự hiệncông tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đường đô thị thuộc địa phương mình quản lý. Đối với việc tăng cường trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại địa phương mình quản lý thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải thực hiệ việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với vấn đề này. Trong công tác quản lý nhà nước đối với đường đô thị thì cần phải thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan chuyên môn và cho chính quyền địa phương cấp dưới trong công tác quản lý này. Đối với các công tác xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác khi xây dựng đường đô thị thì việc quản lý sẽ được thực hiện việc phân công cơ quan đầu mối theo như quy định của pháp luật. Đồng thời thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các lực lượng thanh tra chuyên ngành và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị theo phân cấp theo quy định hiện hành.

READ  Bằng tốt nghiệp cấp 3 THPT năm nay có ghi xếp loại không?

+ Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quy định về trách nhiệm quản lý đường đô thị đó chính là việc thực hiện công tác quản lý đường đô thị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn sẽ thuộc phạm vi chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc này. Đồng thời thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Đồng thời thì ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền chỉ đạo các phòng, ban và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

+ Uỷ ban nhân dân cấp xã được quy định về trách nhiệm quản lý đường đô thị đó chính là việc ủy ban cấp này chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo phân cấp. Đồng thời, theo như quy định của pháp luật thì hè phố được sử dụng tạm thời cho việc cưới, việc tang trên địa bàn mình quản lý thì sẽ được ủy ban cấp phép sử dụng tạm thời. Đối với đường đô thị trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật sẽ đươc ủy ban cấp xaxthucwj hiện các hoạt động tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị.

Thông thường vỉa hè và lòng đường sẽ do Nhà nước quản lý, có để ra 01 phần để người dân sử dụng, được hiểu là vỉa hè và lòng đường đô thị quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, để biết chính xác vỉa hè và lòng đường có phải là vỉa hè và lòng đường đô thị hay không thì bạn cần lên trực tiếp ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang đặt trụ sở quán cafe để hỏi rõ vấn đề này bởi phần vỉa hè và lòng đường sẽ thuộc quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định thì việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông chỉ trong các trường hợp quy định vè vấn đề như sau: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình. Đối với mỗi trường hợp được sử dụng vỉa hè thì sẽ được quy định với nội dung về thời gian sử dụng tạm thời là khác nhau có thể là: nhiều nhất là 30 ngày, 72 giờ, 48 giờ, 22 giờ, hoặc là một trong những thời gian mà hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội đó diễn ra theo như quy định.

READ  Quần Lót Dây, Quần Lót Dây Sườn, Quần Lót Nữ Dây Buộc Đẹp Nhất

Đối với việc cá nhân không sử dụng vỉa hè vào mục đích cá nhân và cũng không sử dụng vỉa hè ào mục đích nào so với các mục đích mà tác giả nêu ra ở trên thì bạn sẽ không có quyền sử dụng phần đất vỉa hè theo như quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP

Đối với những hành vi không đúng với quy định của pháp lật thì hành vi lấn chiếm vỉa hè này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể, tại Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định mức xử phạt với một số hành vi lấn chiếm vỉa hè như sau:

– Đối với các hành vi của người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm. Ngoại trừ các hành vi được phép theo như quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này. mà tác giả đã nêu ra ở trên.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng với cá nhân, từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm như: Đối với lòng đường dưới 5 m2 mà thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe… Hay la các hành vi họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; …. Theo như quy định tại điều này thì sẽ bị xử phạt hành chính.