Vôi ăn trầu là chất gì?Những Điều Xung Quanh Vôi Tôi Ca(Oh)2

Vôi ăn trầu

Trầu cau là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Ảnh: Flickr

Đi liền với lá trầu không thể thiếu quả cau. Quả cau còn được gọi là bình lang, vị chát, hơi cay, tính ấm, đi vào các kinh tỳ vị, đại và tiểu trường. Quả cau có tính hạ khí, hành thủy, tác dụng sát trùng. Vỏ lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Trong quả cau còn có nhiều tanin và một alcaloit là arecolin. Hạt cau làm liệt thần kinh giun sán, giun sán không còn bám víu vào thành ruột được và dễ bị đẩy ra ngoài, dùng phối hợp với các thuốc khác.

Xem thêm:

  • Dầu ăn có công thức hóa học là gì? Tính chất vật lý và tính chất hoá học của chất béo
  • Công thức hóa học của giấm là gì? Hướng dẫn cách làm đơn giản tại nhà
  • Nước vôi trong là gì | Công thức, kí hiệu hóa học & ứng dụng
  • Về mùa hè thức ăn thường bị ôi thiu. Đó có phải là sự biến đổi hóa học không? – Mai Anh
  • Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.
  • Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Vôi ăn trầu là chất gì?Những Điều Xung Quanh Vôi Tôi Ca(Oh)2

Vôi ăn trầu

Vôi ăn trầu là vôi tôi để lâu. Calci hydronxyd hút CO2 để thành CaCO3 – vôi ăn trầu là hỗn hợp Ca(OH)2 và CaCO3, cho nên người rành ăn trầu không ăn vôi mới. Khi ăn trầu, dùng nhiều vôi có thể bị phỏng niêm mạc.

Phối hợp ba loại “trầu, cau, vôi” tạo thành một bài thuốc nhiều tính chất trị liệu, cũng như tạo ra nhiều hiện tượng hóa học và dược lý. Nhai nát lá trầu với cau rồi cho thêm một chút vôi tôi khiến miếng trầu có màu đỏ máu. Arecolin của hạt cau có tính kích thích tuyến nước bọt. Vì thế khi ăn trầu, phải luôn có ống nhổ kề bên để nhổ nước trầu, nếu khạc nhổ bừa bãi sẽ gây mất vệ sinh.

READ  Ngò Tây trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ ... - StudyTiengAnh

Arecolin của hạt có tác dụng làm chậm nhịp tim, tuy nhiên tính chất này bị triệt tiêu khi có muối vôi (Calci), do đó ăn trầu không sợ bị xáo trộn về nhịp tim. Đây cũng là một điều đáng ngạc nhiên khi ngày xưa, chưa ai biết làm thí nghiệm dược lý, chưa ai biết chất vôi ức chế tác dụng Arecolin thế nào.

Miếng trầu từ lâu được biết đến công dụng bảo vệ hàm răng bởi lá trầu có tính chất sát trùng. Chất chát làm cho nướu răng co lại, ôm sát chân răng giúp hàm răng cứng, không bị lung lay. Tính sát trùng của lá trầu làm cho chân răng không bị sưng. Nhai trầu cũng là một tác động luyện tập hàm răng, cũng như người châu Âu nhai kẹo cao su. Đây là một phương pháp vật lý trị liệu rất hay.

Ăn trầu có thể ngừa nhiều bệnh, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề. Bã trầu và miếng trầu dính kẽ răng làm mất thẩm mỹ. Nước trầu nồng và chát, làm cho vị giác hết tinh vi, không nhận biết được các vị khác, môi khô. Vì vậy, sau khi ăn trầu nên đánh răng súc miệng.

Cách làm nước vôi trong

Bạn hãy hòa tan vôi tôi trong nước lạnh, để vôi lắng đọng trong vài giờ. Sau đó, lọc lấy phần nước trong ở bên trên. Lúc này, bạn sẽ thấy có một lớp màng mỏng ở bên trên chén nước vôi này. Màng mỏng này là phần nước vôi trong tác dụng với oxy trong không khí tạo nên. Khi sử dụng, bạn nhớ dùng khăn xô lọc bỏ phần màng này đi. Bạn có thể làm nhiều nước vôi trong và tích trữ trong lọ nhựa, gốm hoặc thủy tinh dùng dần. Không dùng hũ kim loại vì nước vôi trong tác dụng với kim loại dẫn đến ăn mòn và gỉ sét.Xem thêm:

  • Dầu ăn có công thức hóa học là gì? Tính chất vật lý và tính chất hoá học của chất béo
  • Công thức hóa học của giấm là gì? Hướng dẫn cách làm đơn giản tại nhà
  • Nước vôi trong là gì | Công thức, kí hiệu hóa học & ứng dụng
  • Về mùa hè thức ăn thường bị ôi thiu. Đó có phải là sự biến đổi hóa học không? – Mai Anh
  • Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.
  • Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Vôi ăn trầu là chất gì?Những Điều Xung Quanh Vôi Tôi Ca(Oh)2
READ  Màu Xanh Dương hợp với màu gì? 100+ cách phối đồ màu ... - THVM

Tác dụng của nước vôi trong

Tác dụng thứ nhất phải kể đến của nước vôi trong là làm cho bánh dẻo, dai và trong. Nước vôi trong được dùng khá nhiều trong thực phẩm và được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng thật khéo và đúng tỷ lệ, nếu không, sẽ làm cho bánh bị nồng mùi vôi.Tác dụng thứ hai, nước vôi trong có công thức hóa học là Ca(OH)2, thường được sử dụng để xử lý nguồn nước trong sản xuất rượu và nước giải khát hoặc được dùng trong quá trình tách chiết gelatin từ da động vật.Tác dụng thứ ba, nước vôi trong được ứng dụng trong làm bánh, mứt. Tác dụng của nước vôi trong khi được thêm vào các món bánh, mứt này là để tạo độ dẻo, dai và trong, giúp cho thành phẩm được làm ra có hương vị hoàn hảo hơn. Ngoài ra, đối với một số món mứt mà nguyên liệu có mùi hăng hoặc vị đắng, nước vôi trong sẽ giúp làm bớt đi phần đắng và hăng đó, giúp món mứt của chúng ta thơm ngon hơn.Một số loại bánh mứt dùng nước vôi trong trong nguyên liệu có thể kể đến như: mứt bí đao, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt dừa, mứt đu đủ, mứt xoài, mứt táo, mứt cà chua, mứt tắc, mứt vỏ cam… Ngoài ra, nước vôi trong còn được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

READ  Google dịch và tương lai dịch thuật - Báo Công an Nhân dân điện tử

Lưu ý khi sử dụng nước vôi trong

Tuy nước vôi trong không hề gây nguy hại cho sức khỏe con người, thế nhưng trong quá trình sử dụng nguyên liệu này để làm các món bánh, mứt, bạn cần chú ý sử dụng đúng lượng nước vôi mà công thức ghi, tránh sử dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.Ngoài ra, khi thao tác với nước vôi trong, bạn đừng quên đeo bao tay, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nước vôi sẽ gây hiện tượng khô, nứt nẻ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến viêm loét da tay, đặc biệt là trong những ngày lạnh.