Xướng ca vô loài – Báo Đà Nẵng

Xướng ca vô loài là gì

* Quan niệm “xướng ca vô loài” dưới chế độ phong kiến bắt nguồn từ đâu và ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? (Hà Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng).

– Dưới thời phong kiến, “xướng ca vô loài” là cụm từ ám chỉ những người làm nghề ca hát với nghĩa khinh bỉ, miệt thị.

Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Phong tục Việt Nam (NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr.429) cho rằng “vô loài” liên quan tới quan niệm “vô luân” của người xưa như sau:

“Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bầy tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn”.

Tác giả Thanh Thủy trong bài viết Nguồn gốc của định kiến “xướng ca vô loài” thì cho thành ngữ này có xuất xứ từ Trung Quốc qua câu chuyện dưới đây:

READ  ATL, BTL, TTL là gì? Thuật ngữ bạn cần biết khi làm marketing

Theo sử cổ Trung Hoa, Nhà Thương (1766 – 1402 TCN) về sau đổi thành Nhà Ân (1401 – 1123 TCN) với vị vua cuối cùng là Trụ Vương bị một bộ tộc khác là Nhà Châu, một nước chư hầu, lật đổ sau 643 năm trị vì thiên hạ. Dĩ nhiên, con dân Nhà Thương (Ân) phải ôm một mối hận nhà tan và mối nhục mất nước, trong khi đó thì nhóm đàn bà con gái trong làng ca nhi của Nhà Thương, vì miếng ăn, manh áo, cùng nhau tụ tập ở các tửu điếm bên sông Tần Hoài, dùng lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ cho quan quân và người của chế độ mới (tức là người của bộ tộc Nhà Châu) mà quên đi nỗi nhục nước mất, nhà tan của mình.

Làng ca nhi nầy của Nhà Thương đã làm ô nhục cho đất nước họ, một mối nhục muôn đời không gội rửa được, có lẽ vì thế mà người của Nhà Thương đã loại bỏ loại người hành nghề xướng ca nầy ra ngoài lề xã hội sinh hoạt của họ. Việc làm ô nhục của giới ca nhi nầy đã bị người đời mỉa mai, khinh bỉ. Gần 2 ngàn năm sau, đến đời Nhà Đường (618 – 907 sau Công Nguyên), thi hào Đỗ Mục đã phải viết lên bài thơ Bạc Tần Hoài, được Lệ Thần Trần Trọng Kim dịch như sau:

Khói lồng nước bóng trăng lồng cát Bến Tần Hoài thuyền sát tửu gia Gái ca đâu nghĩ nước nhà Cách sông vẫn hát khúc ca Hậu Đình

READ  Hướng dẫn cách chỉnh màn hình máy tính chuẩn nhất hiện nay

Trong đó, nguyên văn chữ Hán của hai câu sau đã được người đời nhắc nhở: Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng Hậu Đình hoa.

Theo chúng tôi, “xướng ca vô loài” có xuất xứ từ Việt Nam, bởi người Việt theo luân lý Nho giáo, có cái nhìn rất khắt khe đối với sự “vô luân”, “vô loài” của các “bọn phường chèo” hay “con hát” ngày xưa, như nhận định của Toan Ánh. Việt Nam đã từng có nhiều nhân vật nổi tiếng bị gian truân vì quan điểm khắt khe, cổ hủ ấy. Trong đó, nổi tiếng nhất là trường hợp Đào Duy Từ (1572 – 1634) vì có cha làm nghề ca hát, nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới triều vua Lê – chúa Trịnh.

ĐNCT