Giải thích câu tục ngữ mà em tâm đắc: Sông có khúc người có lúc

ý nghĩa câu sông có khúc người có lúc

Giải thích câu tục ngữ mà em tâm đắc: Sông có khúc người có lúc

Bài làm

Phật từng dạy rằng: thế gian vạn vật đều có sự quân bình, nhưng mọi thứ luôn chảy trôi vô định và biến đổi không ngừng bao gồm cả loài người. Đúng vậy nên xưa ông cha ta đã có câu tục ngữ: ” ông có khúc, người có lúc”.

Câu tục ngữ trên của người xưa đã để lại cho chúng ta một bài học về cuộc đời của mỗi người. Sông được coi là một yếu tố của tự nhiên, chúng xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, dù đồng bằng hay cao nguyên,.. Nhưng, sự khác biệt là mỗi con sông lại có một đặc trưng riêng và điều đương nhiên dòng sông không bao giờ chảy theo một đường thẳng mà nó sẽ uốn mình theo địa hình nó chảy qua, như người xưa nói: ” sông có khúc” tức sông không có lúc nào chảy thẳng như con đường trải nhựa bê tông mà nó sẽ có những khúc ngoặt đổi dòng, có thể khúc sông ấy sẽ gập ghềnh sỏi đá. Chính nhờ vào đặc điểm tự nhiên ấy mà ông cha ta ngày xưa đã lấy dòng sông để đặt trong tương quan nhân loại. ” sông có khúc” tức chỉ sự không đồng nhất của dòng chảy và ” người có lúc” tức sự thay đổi của con người trong cuộc sống. Con người có lúc này lúc khác, lúc vui lúc buồn, lúc thất bại khi thành công. Cuộc đời luôn biến đổi không ngừng chính vì vậy mà con người cũng nương theo quy luật đó mà tồn tại. Có những lúc khó khăn, cũng có những giây phút hạnh phúc. Ta chẳng thể bảo đảm rằng ta sẽ sung sướng cả đời, hay khổ đau mãi mãi, con người ta chỉ có thể chấp nhận và tìm cách vượt qua.

READ  Lý giải ngũ hành tương sinh - tương khắc đơn giản và chi tiết nhất

Vậy lúc ta đối mặt với “lúc” khó khăn, vấp phải những rủi ro của cuộc đời, ta nên làm gì? Trước tiên ta nên học cách chấp nhận những điều không may ấy xảy đến. Đừng nên trách cứ đổ lỗi cho bất kì người xung quanh bởi một lẽ, tiên trách kỉ hậu trách nhân. Và khi ta gặp những bất trắc trong cuộc sống, hãy luôn luôn nghĩ về những điều tích cực và hướng giải quyết để vượt qua chúng bằng mọi cách. Giống như người thợ xây, họ không phải thần tiên mà hô biến một viên gạch thành ngôi nhà khang trang, mà họ phải lao lực, không biết bao lần gạch đá đổ nát mới có thể làm nên một ngôi nhà cao rộng. Như chúng ta, khi bước trên đường đời, không phải lúc nào cũng đi thẳng mà cũng có lúc rẽ ngang, có lúc vấp ngã hay dừng lại. Có người từng nói rằng:” chẳng ai gặp may mắn suốt đời, mà cũng chẳng có người nào gặp bất hạnh suốt đời, chỉ khác nhau là tận dụng điều may mắn như thế nào, và vượt qua nỗi bất hạnh làm sao mà thôi”.

Chính vì đạo lí mà câu tục ngữ đã truyền dạy cho người sau một cách rất sâu sắc nên chúng ta mới có thể vững bước trên đường đời. Ngược lại, ta càng phê phán những kẻ không chịu hiểu đạo lí ấy, luôn luôn chịu thất bại, đớn hèn trước nghịch cảnh và khó khăn hay luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mình.

READ  Ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử - Tạp chí Công Thương

Tóm lại, câu tục ngữ trở thành một bài học quý giá đáng để chúng ta, những thế hệ tương lai phải học tập và phát huy nó.